11/19/07

Phiên bản mới của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bảng tuần hoàn nguyên tố Hóa học Periodic Table.
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học luôn cần thiết đối với học sinh, sinh viên tham khảo cho môn Hóa học, Hiện có nhiều phiên bản điện tử khác nhau của bảng tuần hoàn này, trong đó, mới nhất là Periodic Table 3.3.

Periodic Table là sản phẩm của tác giả Paul Alan Freshney. Tải về tại đây tương thích với các phiên bản của hệ điều hành Windows 98 đến XP. Periodic Table có nhiều phiên bản khác nhau, bao gồm:

+ Bản mini: dung lượng 6,1 MB
+ Bản chuẩn: 6,9 MB
+ Bản đặc biệt với đầy đủ tất cả các tính năng: 14,6 MB
+ Ngoài ra còn có phiên bản cho Pocket PC

Trong bài viết này giới thiệu phiên bản đặc biệt với dung lượng 14,6 MB. Sau khi cài đặt, kích hoạt chương trình, làm việc với Periodic Table qua giao diện sau:

Dãy gồm 7 nút lệnh chính, bấm vào nút lệnh nào thì sẽ có cửa sổ tương ứng hiển thị phía dưới. Dãy 9 ô màu nằm dưới hàng nút lệnh thể hiện nhóm các nguyên tố như: Kim loại, kim loại kiềm, kim loại chuyển tiếp, phi kim, khí… Bấm vào từng ô màu này thì cửa sổ phía bên phải sẽ trình bày nội dung diễn giải tương ứng.

Nút lệnh Main: Theo mặc định thì Display mode (ở góc trái dưới cùng) sẽ là Default View, cung cấp cho người dùng cái nhìn tổng quát sự trình bày tương tự như bảng tuần hoàn được in trên giấy. Màu sắc của từng ô nguyên tố thể hiện tính chất của nguyên tố đó. Bấm chuột vào ô nguyên tố nào thì cửa sổ bên trái sẽ xuất hiện hình ảnh minh họa tương ứng, trong khi đó ở cửa sô bên phải sẽ là những thông tin chi tiết về nguyên tố này.

Ở góc phải dưới cùng của cửa sổ bên trái là các nút trình bày trạng thái vật lý của các nguyên tố trong điều kiện chuẩn bao gồm:

* Solid: Chỉ hiển thị các nguyên tố hóa học dạng chất rắn
* Liqiud: Chỉ hiển thị các nguyên tố hóa học thể lỏng
* Gas: Hiển thị 11 nguyên tố hóa học dạng khí
* Synthetic: Những nguyên tố tổng hợp
* Dynamic: Chuyển đến cửa sổ, tại đó kéo thanh trượt để tìm hiểu tính năng hoạt động của các nguyên tố dưới ảnh hưởng của nhiệt độ.

Nút lệnh Graph: Trình bày đồ thị theo nhiều tiêu chí khác nhau như: Trọng lượng nguyên tử, bán kính nguyên tử, điểm đông, điểm sôi…

Search: Công cụ giúp tìm kiếm theo từ khóa hoặc theo thuộc tính của nguyên tố

Atomic Radius: Hiển thị bán kính nguyên tử của từng nguyên tố hóa học

Atomic Structure: Trình bày cấu trúc của nguyên tử dưới dạng hình động

Media: Thư viện hình ảnh

Docs: Danh sách các nguyên tố và mật độ của chúng trong thái dương hệ

Ngoài ra ở cửa sổ bên phải còn có các nút lệnh giúp liệt kê danh sách các nguyên tố theo nhiều tiêu chí khác nhau.

Nguồn Tạ Xuân Quan

Loading related posts...

No comments: